Tìm hiểu giai đoạn bé ăn dặm cùng Vietbaby

Trang chủ Tìm hiểu giai đoạn bé ăn dặm cùng Vietbaby

Tìm hiểu giai đoạn bé ăn dặm cùng Vietbaby

April 09, 2021 – 4 phút đọc 

 

Bé à bé ơi!

Trời đã sáng rồi

Cùng nhau dậy nhé!

Mẹ gọi tên bé

Bé có nghe không?

Chim hót nắng hồng

Bé cười vui nhé!

– Sưu tầm-

Ẵm bồng con, chơi đùa cùng con, sắm quần áo đẹp để con trở thành những công chúa – hoàng tử, mua đồ chơi để thỏa sức khám phá cho con,… lần đầu làm cha, làm mẹ cũng hạnh phúc và đầy háo hức lắm phải không ạ? Nhưng bố mẹ ơi, đừng quên chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng phải vô cùng hợp lý và khoa học nhé! Nhất là trong thời kỳ bé bắt đầu ăn dặm. Đối với những gia đình đã sinh từ 2 bé, chắc hẳn đã đúc kết cho mình được không ít kinh nghiệm. Còn các mẹ mới sinh con, những bỡ ngỡ ban đầu là không thể tránh khỏi. Vậy thì dù sinh con bao nhiêu lần, các bố mẹ vẫn nên đọc bài viết này để vốn kinh nghiệm chăm sóc “những chú gà con” của chúng ta trong độ tuổi bé sắp hoặc đang ăn dặm thêm chu đáo hơn nhé!

 

 

Khi trẻ bắt đầu bước sang độ tuổi ăn dặm, rất nhiều phụ huynh băn khoăn thực phẩm nào có lợi cho con, thực phẩm nào có hại cho con. Những vấn đề đó phải đảm bảo điều kiện đầu tiên là con được ăn dặm đúng thời điểm, đúng nhu cầu. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày sau sinh). Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. Giai đoạn phù hợp cho bé ăn dặm là từ 6-24 tháng tuổi.

Nên cho trẻ ăn

Cá thu: Ăn 1-2 bữa/tuần có thể cung cấp đủ omega-3 giúp trẻ tăng trưởng. (Tránh ăn quá nhiều vì hàm lượng thủy ngân cao sẽ khiến bé bị nhiễm độc).

Có thể thay đổi: cá hồi, cá chép, lươn…

  1. Trứng (nấu chín kĩ)

Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2 – 3 lần/tuần. Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trứng 1 tuần. Trẻ 1 – 2 tuổi: nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng. Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu trẻ thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

  1. Thịt xay nhuyễn

6 tháng tuổi: thịt heo hoặc bò và lòng đỏ trứng; 7,5 tháng tuổi: cá đồng, thịt gà, cua đồng, lươn, tôm, thịt bồ câu; 9 tháng tuổi: cá biển, tôm, cua biển; 10 tháng tuổi: giai đoạn này bé có thể ăn thêm nội tạng; 12 tháng tuổi: mực;

  1. Lá rau chùm ngây

Chọn phần lá non, có thể nấu canh hoặc luộc rồi băm nhuyễn rắc trên thức ăn.

Trẻ chậm lớn nên ăn 2 bữa/ ngày, 2-3 ngày/tuần.

  1. Khoai lang

Trong khoai lang giàu beta-carotene, khi vào cơ thể được chuyển thành vitamin A hỗ trợ sự phát triển của mắt, da, hệ miễn dịch và sự phát triển bình thường của trẻ.

  1. Củ cải đường

Nướng hoặc hấp cho đến khi mềm rồi nghiền nát cho trẻ. Tốt nhất cho trẻ trên 11 tháng tuổi.

Trộn bơ với 1 ít sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi nhuyễn.

  1. Ngũ cốc

Nên cho trẻ ăn các loại ngũ cốc nhiều sắt (bột yến mạch, lúa mạch…).

  1. Sữa chua

Chọn sữa chua không đường, không pha hương liệu. Tốt nhất nên cho trẻ ăn sữa chua là 9 tháng tuổi trở lên.

Không nên cho trẻ ăn

  1. Sữa mẹ:

Hạn chế xay cháo chung với sữa mẹ vì sẽ làm bé ngán và có thể làm cho chén cháo nhiều năng lượng khiến bé khó tiêu.

  1. Cá giàu thủy ngân

Tránh cho trẻ ăn các loại cá giàu thủy ngân (cá vược, cá mập, cá kiếm…)

  1. Hải sản có vỏ hoặc các thực phẩm cứng

Tôm, cua, sò, ốc,… dễ gây dị ứng.

Dâu, nho, bỏng ngô, các loại hạt, hoa quả khô, bánh kẹo, rau củ sống, đậu phộng…

  1. Ăn nhiều chất xơ

Nên bổ sung chất xơ cho trẻ. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất khác, mặt khác ruột của trẻ sơ sinh còn yếu. Thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ quá cao (một số loại bánh mì: bánh mì đen…) khiến bé bị đầy bụng.

  1. Khoai tây chiên

Chứa nhiều chất béo và calo có thể gây viêm dạ dày và béo phì.

Chứa lượng muối nhiều nên khi cho trẻ ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển xương, dẫn đến các bệnh về tim mạch.

  1. Pate, mật ong

Trẻ dễ bị ngộ độc.

  1. Phô mai mềm

Nên thay bằng phô mai cứng, kem phô mai.

Nên cho trẻ uống

Sữa mẹ

Nên duy trì cho bé bú trong 24 tháng đầu đời.

Không nên cho trẻ uống

  1. Sữa bò

Gây đầy bụng, khó tiêu. Mặt khác thận trẻ còn yếu.

  1. Uống nhiều nước ép trái cây

Bé từ 6 tháng tuổi có thể uống một lượng nhỏ nước ép trái cây. Ngược lại uống nhiều sẽ giảm khả năng hấp thụ sữa mẹ cũng như các loại thực phẩm khác. Có thể gây đau dạ dày, tiêu chảy cho bé.

Tuyệt đối không cho bé uống các loại nước ép công nghiệp, nước có ga, soda…

Cảm ơn bố mẹ đã đọc hết bài viết này. Hy vọng những điều trên thực sự hữu ích và giúp gỡ rối cho các bố mẹ phần nào trăn trở trong hành trình nuôi con.

 

Được viết bởi: Vietbaby 2021